Xe hạng A nào an toàn nhất ở Việt Nam?

Với đặc tính là phân khúc có giá thấp nhất trên thị trường, các mẫu xe hạng A thường có kích thước nhỏ và không được trang bị nhiều tính năng an toàn. Trong đó có mẫu xe chỉ đạt 1 sao trong hệ thống chứng nhận an toàn của tổ chức đánh giá xe.

Với đặc tính là phân khúc có giá thấp nhất trên thị trường, các mẫu xe hạng A thường có kích thước nhỏ và không được trang bị nhiều tính năng an toàn. Trong đó có mẫu xe chỉ đạt 1 sao trong hệ thống chứng nhận an toàn của tổ chức đánh giá xe.

Với đặc tính là phân khúc có giá thấp nhất trên thị trường, các mẫu xe hạng A thường có kích thước nhỏ và không được trang bị nhiều tính năng an toàn. Trong đó có mẫu xe chỉ đạt 1 sao trong hệ thống chứng nhận an toàn của tổ chức đánh giá xe mới ASEAN NCAP. Thậm chí, vài mẫu xe đạt mức 3-4 sao của ASEAN NCAP về an toàn khi thử nghiệm, nhưng phiên bản nhập khẩu về bán tại Việt Nam lại bị cắt bỏ nhiều tính năng để giảm giá bán. Các phiên bản dành riêng cho các hãng taxi thường chỉ được trang bị 1 hoặc thậm chí không có túi khí.

Đơn cử như trường hợp KIA Morning thế hệ thứ 2 đang bán tại Việt Nam. Đây là mẫu xe hạng A có kết quả an toàn thấp nhất theo chuẩn ASEAN NCAP khi chỉ đạt được 1 sao cho Khả năng bảo vệ hành khách người lớn và trẻ em. Ngoài ra, KIA Morning cũng không được trang bị tính năng Cân bằng điện tử ESC.

Trong kho dữ liệu của tổ chức đánh giá xe mới khu vực Đông Nam Á ASEAN NCAP, các mẫu xe hạng A đạt tiêu chuẩn an toàn 4 sao hiện đang bán tại Việt Nam bao gồm 3 mẫu xe: Toyota Wigo, Mitsubishi Mirage, và VinFast Fadil. Riêng hai mẫu xe Toyota Wigo và Mitsubishi Mirage được đánh giá khả năng bảo vệ hành khách người lớn và trẻ em theo Bộ quy chuẩn cũ từ 2012-2016. Còn VinFast Fadil lại được thử theo Bộ quy chuẩn mới của ASEAN NCAP áp dụng từ 2017 đến này.

Theo đó, Bộ quy chuẩn mới từ 2017 đến nay của ASEAN NCAP bổ sung thêm tiêu chí đánh giá va chạm hông quy ra số điểm, thay vì chỉ đánh giá Đạt/ Không Đạt như trước. Ngoài ra, Bộ quy chuẩn mới cũng đưa Các công nghệ bảo vệ cổ (Head Protection Technology) vào tiêu chí đánh giá khả năng bảo vệ hành khách người lớn. Vì thế, có thể nói kết quả của VinFast Fadil đạt được theo Bộ quy chuẩn mới sẽ khó hơn so với Bộ quy chuẩn cũ của Toyota Wigo và Mitsubishi Mirage.

Ở tiêu chí khả năng bảo vệ trẻ em, VF Fadil đứng thứ 2 với con số 71% (35.1/49 điểm) thấp hơn so với kết quả 82% theo Bộ quy chuẩn cũ của Toyota Wigo. Bù lại, VF Fadil sở hữu nhiều tính năng an toàn vẫn còn là trang bị xa xỉ ở phân khúc A bao gồm: Cân bằng điện tử (ESC), Kiểm soát lực kéo (TCS), và Chức năng chống lật (ROM), cùng 6 túi khí trên bản cao cấp.

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, lái xe trong tình trạng mặt đường trơn trượt là điều các tài xế tại Việt Nam thường xuyên đối mặt. Khi đó, các tính năng an toàn trên VinFast Fadil sẽ phát huy tác dụng tối đa: ESC giúp giảm thiểu nguy cơ mất lái do sai lầm của tài xế; TCS xử lý tình trạng bánh bị trượt khi tăng tốc hoặc lốp xe mất độ bám trên đường trơn trượt ở tốc độ thấp; ROM giúp xe giảm nguy cơ lật khi vào cua thông qua việc tác động lên từng bánh xe riêng rẽ để kiểm soát lực phanh.

Theo các chuyên gia về kỹ thuật ô tô, nếu như ABS và EBD, những tính năng an toàn cơ bản nhất, có ở tất cả các mẫu xe cỡ nhỏ khác thì ESC, một tính năng bắt buộc dành cho xe lưu thông tại Mỹ và châu Âu (Đông Nam Á có Malaysia áp dụng từ năm 2018) đã bị các hãng xe tại Việt Nam âm thầm cắt bỏ. Đây không phải là một công nghệ mới khi đã có mặt trên thị trường từ năm 1995 và đã cứu sống đến hơn 10.000 mạng sống, ngăn ngừa hơn 250.000 người bị thương mỗi năm do tai nạn giao thông (số liệu từ Tổ chức An toàn Giao thông Mỹ). Tuy nhiên, chi phí để trang bị tính năng này cho xe là 1.260 USD, nên việc các hãng cắt giảm cũng là điều dễ hiểu.

 

Bạn có thể quan tâm
Bình luận
Loading...
{ adClientCode: "ca-pub-7657460134627363", name: "properties/365594683/adSenseLinks/5656658302", },