“Của bền tại người”, muốn chiếc xe vận hành tốt khoan nói về xe Nhật, Đức, Mỹ, Hàn hay Tàu mà hãy nói về cách chăm sóc.
1. Từ 1 đến 3 tháng một lần theo thứ tự:
Thay dầu máy đúng định kỳ. Thêm dầu khi cần (khi đèn báo mức dầu thấp, nhưng chưa đến lúc thay).
Châm nước rửa kính chắn gió thường xuyên.
Đổ xăng tối đa khoảng 80% dung tích bình xăng một lần.
Kiểm tra áp suất bánh xe theo đề xuất của nhà sản xuất (theo số người và trọng lượng hàng hóa).
2. Cứ mỗi 12 tháng theo thứ tự:
Kiểm tra hệ thống đèn trước và sau (đèn hành trình, đèn xi-nhan, đèn lùi, đèn biển số, đèn pha/cốt).
Độ mòn của phanh bằng dụng cụ đo thủ công, rồi so sánh với thông số nhà sản xuất. Thông thường phanh 2 bánh trước mòn nhanh hơn 2 bánh sau.
Các dây cu-roa, loại bỏ lớp bụi bẩn để kiểm tra độ mòn má trong của dây. Nếu còn ma sát tốt thì tỷ số truyền sẽ trong mức tối ưu, nếu không nên thay dây mới.
Khung gầm: nếu thời tiết mùa đông tuyết dày và có muối/cát (muối và/hoặc cát rải xuống đường để tăng ma sát) thì nên kiểm tra xe sau mùa xem có chỗ rỉ sét nào không.
Dầu thủy lực quy hồi: châm thêm hoặc thay thế nếu tụt dưới mức nhà sản xuất quy định.
Cân chỉnh bánh xe (thêm miếng đối trọng để độ nghiêng trục bánh xe không quá 2%).
3. Cứ mỗi 36 tháng theo thứ tự:
Toàn bộ hệ thống phanh: đĩa phanh, bố phanh, con kẹp thủy lực phanh.
Bu-gi.
Lọc không khí.
Dàn tản nhiệt.
Bình ắc-quy.
Thay dầu thủy lực của hệ thống phanh, côn (nếu số thường), tay lái.
Hệ thống điều hòa (nạp gas, kiểm tra các van và gioăng cao su).
4. Từ 3-5 năm, bạn sẽ kiểm tra:
Hộp truyền động (Transfer case): nếu là xe chủ động truyền lực cả 4 bánh 2 cầu, kiểm tra dầu và gioăng cao su xem có rỉ dầu không.
Bộ tăng áp (nếu xe có bộ tăng áp): gioăng, ốc khóa, dầu nhờn làm mát. Nếu xung quanh bộ tăng áp có dấu vệt dầu, có khả năng gioăng cao su đã chai và nên thay cái mới.