Các nữ tài xế liên tục gây tai nạn: Chuyên gia chỉ ra “nguồn cơn”

Theo các chuyên gia an toàn giao thông, phụ nữ thường có phản xạ chậm hơn đàn ông, đặc biệt là tâm lý hốt hoảng khi xảy ra sự cố. Không chỉ vậy, thói quen đi giày cao gót, điều khiển xe vội vàng thiếu quan sát là một trong những nguyên nhân khiến các nữ tài xế gây ra những tai nạn đáng tiếc. 

Theo các chuyên gia an toàn giao thông, phụ nữ thường có phản xạ chậm hơn đàn ông, đặc biệt là tâm lý hốt hoảng khi xảy ra sự cố. Không chỉ vậy, thói quen đi giày cao gót, điều khiển xe vội vàng thiếu quan sát là một trong những nguyên nhân khiến các nữ tài xế gây ra những tai nạn đáng tiếc. 

Ông Lê Văn Tạch – kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ôtô cho rằng, nhiều chị em phụ nữ lên xe là vội vàng nổ máy lái ngay. Trong khi đó, việc đầu tiên của người điều khiển trước khi lên xe là phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm đạp chân phanh, chân ga.

Đồng thời, chị em cần quan sát gương chiếu hậu đã thấy hết xung quanh đuôi xe chưa. Tuyệt đối không nên mang giày cao gót, hãy chuẩn bị trong xe một đôi giày đế thấp để cảm nhận được chân ga, chân phanh. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ lo sợ đen da nên đã mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang kín mít. Điều này, vô tình làm giảm góc quan sát và rất nguy hiểm.

Kỹ sư Tạch cho hay, nhiều chị em vừa lái xe vừa nhắn tin hoặc trang điểm luôn trên xe. Việc này rất nguy hiểm, bởi tâm lý phụ nữ thường không vững vàng như đàn ông nên khi xảy ra va chạm giao thông thường rất hốt hoảng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các vụ “xe điên” gây tai nạn liên hoàn trong thời gian qua.

Anh Lê Văn Nam – quản lý bộ phận kỹ thuật của một hãng ôtô (ở quận 7, TP.Hồ Chí Minh) cho biết, phụ nữ Việt Nam thường có thể trạng thấp bé nên khi bước lên xe cần điều chỉnh ghế lái, kính chiếu hậu cho phù hợp, sau đó mới bắt đầu khởi động lăn bánh.

“Đa số phụ nữ đưa xe vào hãng sửa chữa thường bị trầy xước hoặc bẹp thân xe, nguyên nhân chính là do khả năng định vị kém, phản ứng chậm. Vì vậy, phụ nữ hay bị luống cuống và mất bình tĩnh khi xe gặp sự cố” – anh Nam chia sẻ.

Theo chị Ngô Mai Anh (33 tuổi, ở quận 4, TP.Hồ Chí Minh), hiện nay việc giảng dạy và cấp giấy phép lái xe có phần dễ dàng. Không những vậy, thời gian tập lái trên đường khá ít, thậm chí nhiều học viên sau khi nhận được tấm bằng còn không tự tin lái xe ra đường.

“Để đảm bảo an toàn, phụ nữ trước khi tự lái xe một mình cần được bổ túc tay lái trên đường nhiều hơn. Hơn nữa, người điều khiển phương tiện nên sử dụng trang phục gọn gàng và tập trung quan sát xung quanh” – chị Mai Anh nói.

Theo Lao Động

{ adClientCode: "ca-pub-7657460134627363", name: "properties/365594683/adSenseLinks/5656658302", },