Những phong cách độ xe phổ biến tại Việt Nam 

Ngày nay đang có rất nhiều người đã có thể sở hữu được ô tô và các phong trào “độ xe” cũng đang dần ngày càng được phổ biến. Trong đó có một số thuật ngữ trong việc nâng cấp và làm đẹp xe ô tô mà nhiều người chưa biết. Dưới đây là một số phong cách độ xe khác nhau mà các chủ xe Việt Nam thường làm khi sở hữu một chiếc ô tô.  

Ngày nay đang có rất nhiều người đã có thể sở hữu được ô tô và các phong trào “độ xe” cũng đang dần ngày càng được phổ biến. Trong đó có một số thuật ngữ trong việc nâng cấp và làm đẹp xe ô tô mà nhiều người chưa biết. Dưới đây là một số phong cách độ xe khác nhau mà các chủ xe Việt Nam thường làm khi sở hữu một chiếc ô tô.  

Độ mâm – vành – lốp

Độ mâm – lốp là một trong những bước đầu tiên của quá trình “độ xe” của một người chơi xe ô tô. Độ mâm có thể đơn giản chỉ là thay đổi kiểu mâm sang một phong cách khác nhưng vẫn giữ nguyên kích thước mâm nguyên bản. Nếu chuyên nghiệp hơn thì người độ mâm xe còn tăng thêm kích thước lớn hơn để chiếc xe trông thể thao và hầm hố hơn.

Việc tăng kích thước mâm cũng sẽ kéo theo lốp xe cũng phải được nâng cấp sang loại phù hợp, mâm càng lớn, lốp xe sẽ càng có giá đắt hơn. Độ lốp đơn giản thường là thay một loại lốp khác êm ái và bám đường hơn tuỳ vào nhu cầu của chủ xe.

Độ Bodykit

Một chiếc xe được trang bị bodykit nghĩa là được thay đổi gần như hoàn toàn hình dáng của cản trước, sau và lườn xe. Mục đích của việc độ bodykit là thay đổi kiểu dáng của chiếc xe trở nên hầm hố và thể thao hơn, bodykit cũng có thể được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau tuỳ vào phong cách của chủ xe. Khi độ bodykit thì người chơi xe thường gắn thêm cánh hướng gió ở đuôi xe.

Việc độ bodykit sẽ phải thay thế toàn bộ cản trước và sau nguyên bản của chiếc xe.

Độ Bodylip

Khái niệm Bodylip thường được dùng cho những mẫu xe Nhật Bản. Khi độ bodylip thì cản trước và cản sau của xe vẫn được giữ nguyên bản, các thành phần độ thêm chỉ là những tấm ốp vào  để tạo hình dáng thể thao và làm gầm xe thấp hơn đôi chút. Kiểu độ này có trong các mẫu xe nguyên bản được bán ra ở Việt Nam như Toyota Vios TRD, Honda Civic Modulo, Toyota Corolla Altis 2.0V phiên bản Sport,…

Việc độ bodylip cũng sẽ tốn ít chi phí hơn là chơi theo kiểu thay toàn bộ bodykit.

Hạ gầm

Những người chơi xe đơn giản thường đã thoả mãn con mắt thẩm mỹ khi đã độ vành, bodykit hoặc bodylip. Tuy nhiên một số ít người vẫn chưa thật sự hài lòng với phong cách mới của chiếc xe mà có mong muốn hạ gầm để làm chiếc xe thêm phần “ngầu” và cản thiện tính khí động học.

Việc hạ gầm có thể thực hiện bằng nhiều cách, đơn giản nhất là “cắt” bớt lò xo của phuộc, hoặc thay bộ phuộc khác. Thú chơi đắt tiền hơn sẽ là dùng những loại phuộc hơi có tính năng nâng lên hoặc hạ xuống độ cao theo ý thích.

Việc hạ gầm sẽ làm cho khả năng di chuyển ở đường gồ ghề của chiếc xe trở nên khó khăn hơn, nhưng điều này lại làm thoả mãn con mắt của giới trẻ.

Độ pô

Khi đã đạt được mục đích làm chiếc xe trở nên thể thao và hầm hố hơn, nhiều người sẽ nghĩ đến việc độ pô để cải thiện phần “âm thanh” giúp họ thoả mãn mỗi khi đạp ga. Các loại pô độ trên thị trường hiện nay sẽ đáp ứng được nhu cầu này mà không phải yêu cầu chiếc xe phải được độ tăng công suất.

Một số thương hiệu pô độ có tiếng trên thế giới không những giúp chiếc xe “hú” to hơn mà còn giúp cải thiện được một chút sức mạnh nguyên bản của chiếc xe. Người chơi cũng có thể dùng loại pô có tính năng bật/ tắt âm thanh để giữ cho không gian yên tĩnh khi cần thiết.

Độ đèn

Các bộ đèn nguyên bản của các mẫu xe trên thị trường, nhất là các dòng xe phổ thông đều chưa đáp ứng được nhu cầu về cường độ ánh sáng khi lái xe ban đêm. Chính vì lý do này mà rất nhiều người sau khi mua xe về đã ngay lập tức trang bị cho xế cưng một “đôi mắt” mới sáng sủa hơn.

Mẫu Lancer EX trong bài viết đã được độ lại đèn pha từ Khắc Trung Ô Tô

Độ âm thanh

Nếu bên ngoài có nhiều thành phần cần phải nâng cấp thì bên trong là nơi hưởng thụ của lái xe, việc nâng cấp âm thanh gần như là bước ưu tiên khi người ta có ý định nâng cấp nội thất.

Tuỳ vào nhu cầu của người chơi, độ âm thanh xe hơi có thể mất từ vài triệu đồng cho đến vài chục triệu đồng. Thậm chí nếu dùng toàn “hàng hiệu” và công suất lớn, giá trị của riêng bộ âm thanh có thể lên đến số tiền trăm triệu đồng.

Toàn bộ hệ thống âm thanh mới “ngốn” của chủ xe hơn 100 triệu đồng

Thông thuường khi độ âm thanh thì người chơi cũng sẽ thay thế bộ đầu đọc nguyên bản sang các hãng đầu đọc nổi tiếng như Pionneer, JVC, Kenwood. Trong khi đó dàn âm thanh có thể đi kèm với các thương hiệu loa đình đám như JBL, Helix, German Maestro, Nakamichi, Bang & Olufsen, Infiniti, …

Theo Thanh Niên

{ adClientCode: "ca-pub-7657460134627363", name: "properties/365594683/adSenseLinks/5656658302", },