Vì sao CX-5 giảm giá không ai nói gì, CR-V giảm giá lại gây sốc ?

Trong khi khách hàng CX-5 đã quá quen với việc giảm giá xe thì những người đang sử dụng xe Honda CR-V lại cảm thấy vô cùng “sốc” khi chỉ trong vòng 1 tháng giá bán của xe đã giảm đến hơn 300 triệu. Ngoài lý do giá trị giảm kỷ lục thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến khách hàng vô cùng bất ngờ trước chính sách về giá của Honda Việt Nam.

Trong khi khách hàng CX-5 đã quá quen với việc giảm giá xe thì những người đang sử dụng xe Honda CR-V lại cảm thấy vô cùng “sốc” khi chỉ trong vòng 1 tháng giá bán của xe đã giảm đến hơn 300 triệu. Ngoài lý do giá trị giảm kỷ lục thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến khách hàng vô cùng bất ngờ trước chính sách về giá của Honda Việt Nam.

Trong bối cảnh thị trường ô tô tại Việt Nam đang ảm đạm vì tâm lý người tiêu dùng muốn chờ đợi chính sách thuế cho năm 2018 (năm Việt Nam phải đưa thuế nhập khẩu mặt hàng xe oto từ các nước trong khối Đông Nam Á về 0%), kết hợp với tháng 7 âm lịch thì việc các hãng xe đua nhau giảm giá để tăng kích cầu là điều không quá bất ngờ. Trước Honda, đã có nhiều hãng, đại lý áp dụng chính sách giảm giá cho các sản phẩm của mình như Thaco với Mazda, Kia hay Toyota giảm giá với cả sản phẩm chiến lược nhất là Vios và Innova.

CX-5 giảm giá tương đương CR-V nhưng ít gây chú ý vì thời gian giảm mất nhiều năm

Vậy tại sao việc Honda giảm giá mẫu xe CRV lại tạo nên cơn sốt liên tục trong suốt những ngày qua? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích nguyên nhân này.

Số tiền giảm giá kỉ lục:

Tổng số tiền giảm giá của CRV lên đến hơn 300 triệu chỉ trong vòng 1 tháng trong khi CX5 của Mazda tuy có mức giảm tương đương nhưng lại được phân bổ trải dài trong nhiều năm.

Yếu tố truyền thống:

Honda nói riêng hay những hãng xe Nhật nói chung thường có những chính sách rất cứng rắn về giá. Họ luôn muốn giữ sự ổn định về giá của sản phẩm và cũng quản lý các chương trình khuyến mãi từ đại lý rất gắt gao. Thế nên chúng ta chỉ thường thấy việc “đạp giá” xảy ra thường xuyên ở các đại lý xe Mỹ, Hàn như Ford, Chevrolet, Kia…. Chứ ít khi nhìn thấy điều tương tự xảy ra ở các showroom xe Nhật.

Tâm lý người tiêu dùng:

Rõ ràng người tiêu dùng đang cảm thấy việc Honda CRV giảm giá là muốn cạnh tranh sòng phẳng với Mazda CX5. Sự cạnh tranh luôn mang đến lợi ích cho người tiêu dùng, thế nên việc người tiêu dùng thích thú khi nhìn thấy sự cạnh tranh đến “khô máu” là điều không quá bất ngờ.

Phân khúc hot:

Nếu như ở phân khúc xe Crossover phổ thông ở Việt Nam có 4 ông lớn là CRV của Honda, CX5 của Mazda, Tucson của Hyundai và Sportage của Kia. Trong đó việc Thaco giảm giá liên tục sản phẩm CX5 cũng vô tình “khai tử” người anh em Sportage thì sân chơi còn lại là cuộc chiến tam mã giữa Honda, Hyundai và Mazda.

Việc Mazda liên tục giảm giá CX5 trong khoảng thời gian dài tuy có gây ít nhiều khó khăn cho 2 đối thủ còn lại nhưng việc Hyundai Thành Công xây dựng nhà máy để cho ra đời dòng Tucson CKD giá hợp lý hơn mới là lý do chính để Honda không thể đứng ngoài cuộc chiến này nữa.

Thương hiệu Honda:

Có một điều không thể chối cãi đó là sâu trong tư duy của người tiêu dùng Việt Nam, Honda vẫn là thương hiệu “cửa trên” so với Mazda vốn chỉ mới nổi trong khoảng vài năm trở lại đây. Thế nên trong cuộc chiến tay đôi với Mazda, có lẽ rào cản lớn nhất để sản phẩm CRV tiếp cận người tiêu dùng là giá cả. Nên khi Honda vừa công bố mức giảm giá của CRV, lại còn là 1 mức giảm giá khá sốc thì việc người tiêu dùng “rần rần” là phản ứng rất tự nhiên.

{ adClientCode: "ca-pub-7657460134627363", name: "properties/365594683/adSenseLinks/5656658302", },