Dàn xe Trung Quốc DongFeng tấn công thị trường Việt Nam

Tại triển lãm VIMS 2017 diễn ra vào ngày mai (25/10) ở TPHCM, hãng xe DongFeng của Trung Quốc sẽ tham dự, đánh dấu sự tấn công trở lại vào phân khúc xe du lịch.

Tại triển lãm VIMS 2017 diễn ra vào ngày mai (25/10) ở TPHCM, hãng xe DongFeng của Trung Quốc sẽ tham dự, đánh dấu sự tấn công trở lại vào phân khúc xe du lịch.

Trước đó, năm 2015, BAIC, một thương hiệu xe Trung Quốc khác cũng tham gia triển lãm nhưng rút lui sau đó với “lý do riêng”.

DongFeng không phải là hãng xe Trung Quốc đầu tiên bước chân vào sân chơi xe du lịch ở thị trường Việt Nam. Trước đó, Chery, BYD, Gelly, Lifan, MG, Haima, Changan hay BAIC cũng đã từng đến. Sau đó một chút, có hãng không còn thấy bán xe, có hãng duy trì vài đại lý. Những chiếc xe Trung Quốc được bán lại sau khi sử dụng không lâu ngay lập tức có sự mất giá không hề nhỏ.

Một mẫu sedan của DongFeng tại Việt Nam

Xe Trung Quốc tại Việt Nam

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, những cái tên xe hơi Trung Quốc xâm nhập thị trường Việt Nam không hiếm. Chery, BYD, Gelly, Lifan, MG, Haima, Changan hay BAIC, là những cái tên đã tìm cách tấn công vào thị trường Việt Nam, bằng những mẫu xe có giá rẻ hơn không ít so với những xe lắp ráp trong nước hay nhập khẩu của các hãng xe danh tiếng trên thế giới.

Với người tiêu dùng, điểm chung của những cái tên kể trên, bên cạnh giá rẻ, là sự hoài nghi về chất lượng, là sự sao chép cóp nhặt về thiết kế, và đều chưa tạo được dấu ấn nào tạo Việt Nam. Chính vì thế, phần đông đã lặng lẽ biến mất khỏi thị trường, không kèn không trống, số ít còn lại tồn tại như những bóng ma và có thể biến mất bất cứ lúc nào.

Sự thất bại của xe hơi Trung Quốc tại Việt Nam đầu tiên tới từ sự hoài nghi về chất lượng, sự mất niềm tin của người tiêu dùng Việt, đó là những kinh nghiệm “xương máu” có được sau thời kỳ xe máy Trung Quốc.

Đầu những năm 2000, xe máy Trung Quốc tràn vào Việt Nam, với mức giá bằng phân nửa so với giá xe sản xuất tại Việt Nam, và được người dân quen gọi là xe “Tàu”. Rất nhiều người đã vì ham rẻ mà xuống tiền mua xe “Tàu”, sau đó ôm “trái đắng” là một chiếc xe tuy kiểu dáng thường nhái lại của hãng xe Nhật Bản, nhưng hoàn thiện cẩu thả, linh kiện kém chất lượng, dẫn tới rất nhanh “nát”.

DFM X3 cũng sẽ xuất hiện tại Việt Nam

Xe máy Trung Quốc sau đó tự bị đào thải khỏi thị trường, nay chỉ còn một vài cái tên ở lại và vẫn giữ nguyên phong cách “kém chất lượng”. Brixton – xe nhập khẩu từ Trung Quốc – tham dự triển lãm xe máy Việt Nam 2017 (VIMM 2017) diễn ra vào tháng 5 vừa qua, giới thiệu hoành tráng, thiết kế hấp dẫn, nhiều người ham đẹp và rẻ cũng bỏ tiền sở hữu, và giờ bắt đầu thấy “đắng” vì hàng loạt lỗi trên xe bộc lộ rõ sự kém chất lượng. Nhiều tin tức không hay về dòng xe này xuất hiện trên báo, nhiều lời ta thán có ở các diễn đàn về xe.

Làn sóng xe hơi Trung Quốc vào Việt Nam cũng không khác mấy so với xe máy: Giá rẻ, kiểu dáng cóp nhặt. Xe hơi với người Việt là một món tài sản, cộng thêm bài học từ xe máy Trung Quốc, vì vậy người tiêu dùng Việt cảnh giác cao với xe hơi Trung Quốc, dẫn tới xe rẻ nhưng không bán được bao nhiêu. Lâu lâu, đâu đó trên đường phố Sài Gòn, nếu ai sành xe, có thể thấy vài chiếc xe Trung Quốc đã được “độ” lại vài chi tiết bên ngoài cho giống xe của các thương hiệu phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy, sự cảnh giác của người Việt rõ ràng là không thừa. Với những người “liều mình” mua những chiếc Chery, BYD hay Haima, họ sớm cảm thấy hối hận vì sở hữu. Những chiếc xe không chỉ có khả năng vận hành khiêm tốn, mà còn mang lại cảm giác xập xệ rất nhanh, khiến người lái có cảm giác mình ở trong chuồng gà nhiều hơn mà một chiếc xe hơi.

Rất nhanh sau khi bán được số lượng ít xe, do không đạt được kỳ vọng, các thương hiệu xe hơi Trung Quốc rút lui, bỏ mặc người sở hữu xe trong sự cô đơn, không biết phải sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành tại đâu, thêm một lần đau và một bài học nhớ đời cho những người ham rẻ mà mua xe Trung Quốc.

DFM nhập cuộc

DFM, tức hãng xe Trung Quốc DongFeng (Đông Phong), là cái tên tiếp theo tấn công vào thị trường xe hơi Việt. Thương hiệu này sẽ tham dự Triển lãm ô tô Quốc tế Việt Nam 2017, diễn ra từ ngày 25/10 tại TP.HCM. Nghe nói, DFM sẽ mang tới triển lãm tới 6 mẫu xe.

Theo tìm hiểu, địa điểm duy nhất tại TP.HCM mà DFM đang đặt “đại bản doanh” là tại quận Thủ Đức. Đây đang là nơi trưng bày các mẫu xe, và một khu nhà xưởng sửa chữa nhỏ với vài cầu nâng.

Một chiếc DongFeng SX6 1.6L CVT tại đây đang được bán với giá 629 triệu đồng, tặng 25% phí trước bạ, giá lăn bánh khoảng 700 triệu đồng. Đây là chiếc crossover sở hữu động cơ theo nhà sản xuất ghi là của Mitsubishi, dung tich 1,6L, công suất 90 mã lực, hộp số tự động vô cấp CVT, cùng bảng thông số kỹ thuật kín đặc cả trang A4.

Chất lượng của xe Trung Quốc là thứ mà người tiêu dùng quan tâm ở Việt Nam. Đó là sự kém cao cấp khi ngồi bên trong xe, là những công nghệ được trang bị nhưng không biết liệu có hoạt động khi cần hay không, là những phần chi tiết được cắt bỏ để giảm giá thành sản xuất, là phụ tùng giá rẻ có thể hư hao nhanh sau vài năm sử dụng…

Land Rover đã phải dừng ra mắt các bản concept, vì lo sợ các hãng xe Trung Quốc sẽ copy y chang. Tuy nhiên, đó chỉ là thiết kế, còn phần hồn cốt của Land Rover, xe Trung Quốc không thể sở hữu, và có lẽ không cần sở hữu, để mức giá rẻ bèo chỉ bằng 1/3, thậm chí là 1/5 xe chính hãng.

Một số mẫu xe và giá bán của DFM tại thị trường Việt Nam:

Theo Báo Cung Cầu

Bạn có thể quan tâm
Bình luận
Loading...
{ adClientCode: "ca-pub-7657460134627363", name: "properties/365594683/adSenseLinks/5656658302", },